date
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KIẾM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH THANH HÓA

ĐẶC ĐIỂM VÉC TƠ TRUYỀN BỆNH SỐT RÉT TẠI THANH HÓA

Đăng lúc: 08:40:06 02/04/2020 (GMT+7)

Vector truyền bệnh còn gọi là vật chủ trung gian truyền bệnh (muỗi, ruồi, bọ chét, ve, mò) là mắt xích quan trọng lây truyền mầm bệnh hay tác nhân gây bệnh (ký sinh trùng, virus, vi khuẩn) từ người bệnh sang người lành hoặc từ động vật sang người. Trong các vector truyền bệnh hiện nay, đáng chú ý là muỗi Anopheles truyền bệnh sốt rét, muỗi Aedes truyền bệnh sốt xuất huyết và virus Zika…trong bài viết này, xin phép đề cập đến đặc điểm vector truyền bệnh sốt rét tại Thanh Hóa.

Muỗi cái Anopheles đẻ trứng trong nước, nở thành ấu trùng, cuối cùng trở thành muỗi trưởng thành tìm kiếm một bữa ăn máu để nuôi dưỡng trứng của chúng. Mỗi loài Anopheles đều có môi trường sống tự nhiên thích hợp như muỗi An.minimus thích sống ở bìa rừng có suối nước trong chảy chậm, muỗi An.dirus ưa sống trong rừng sâu ở những vũng nước đọng trong rừng, bẹ lá hay vết chân thú rừng rất phong phú trong các vùng mưa nhiệt đới. Mức độ lan truyền sốt rét phụ thuộc vào điều kiện khí hậu có thể ảnh hưởng đến số lượng và sự sống còn của muỗi như lượng mưa, nhiệt độ và độ ẩm; nhiều nơi, muuõi truyền bệnh theo mùa với đỉnh bệnh cao (peak) ngay trong và sau mùa mưa. Theo WHO, hầu hết số ca sốt rét được truyền qua vết đốt của muỗi cái Anopheles,trên thế giới trong hơn 400 loài Anopheles, khác nhau chỉ có khoảng 30 là vectơ truyền bệnh sốt rét chủ yếu. Dường như tất cả các vector quan trọng đều tìm mồi hút máu từ giữa lúc hoàng hôn (chập tối) đến bình minh (rạng sáng), mức độ lây truyền phụ thuộc vào các yếu tố liên quan đến ký sinh trùng, vector, người và môi trường. Đến cuối thế kỷ 19, con người mới biết đến nguyên nhân gây bệnh sốt rét, cơ chế truyền KST-SR và chu kỳ phát triển KST-SR trong cơ thể muỗi.

 

Sốt rét là một bệnh xã hội có tính chất lây truyền, dễ gây thành dịch lớn làm chết nhiều người và để lại hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe con người, gây thiệt hại kinh tế gia đình và xã hội. Tại Thanh Hóa, công tác phòng chống sốt rét luôn được đánh giá cao. Năm 2019, tổng số bệnh nhân sốt rét ghi nhận chỉ 14 ca, giảm 0,7% so với năm 2018 (năm 2018 là 70 ca); ký sinh trùng (KST) sốt rét phát hiện mỗi năm giảm 33,2%, hầu hết đều là KST SR ngoại lai; chưa phát hiện tình trạng KST kháng thuốc tại Thanh Hóa và đặc biệt không có bệnh nhân tử vong do SR. Qua nghiên cứu và theo dõi vector truyền bệnh cho thấy vật chủ trung gian truyền bệnh ở Thanh Hóa có một số đặc điểm như sau:

Nếu như, trên thế giới có khoảng 3.200 loài muỗi, trong đó có khoảng 420 loài muỗi thuộc giống Anopheles; Việt Nam có khoảng 70 loài muỗi là vector truyền bệnh sốt rét cho con người trong điều kiện tự nhiên. Thì tại Thanh Hóa có khoảng 30 loài muỗi là vector truyền bệnh sốt rét cho con người trong điều kiện tự nhiên, trong đó có véc tơ truyền bệnh chính, vector truyền bệnh phụ và vector nghi ngờ.

Muỗi thuộc độc vật không xương sống: Về Giới (Kingdom) Động vật -Animalia;  Ngành (Phylum) Chân đốt – Arthropoda; Lớp (Class)       Côn trùng-  Insecta; Bộ (Ordo) Hai cánh –Diptera; Họ (Family) Muỗi -               Culicidae; Phân họ (Sub-family) Muỗi Anophen- Anophelinae; Giống (Genus): Anopheles.

Có 3 loài muỗi có liên quan đến y học, 3 giống chính: Anopheles, Culex và Ae”des.Đặc điểm chính: Chúng đều có 2 cánh, 6 chân, râu chia làm nhiều đốt, gân cánh và bờ sau cánh có vẩy phủ, phụ miệng cấu tạo kiểu chích hút

Sinh lý – sinh thái.

Đối vưới loài này có 4 giai đoạn phát triển bao gồm: muỗi đẻ trứng, nở thành bọ gậy, lột xác thành lăng quăng sau đó lột xác thành muỗi. Bọ gậy phát triển thành quăng lột xác 4 lần. Từ tuổi I đến tuổi IV. Thời gian 7    10 ngày. Sau đó quăng phát triển 2 3 ngày, lột xác thành muỗi. Chỉ có muỗi cái mới hút máu (phần phụ miệng kiểu chích hút)

Đặc điểm nhận dạng của muỗi Anophen là khi đậu, chúng thường chếch chúc đầu xuống dưới, tạo thành một góc từ 50 90 độ so với bề mặt đốt; Pan bằng vòi, muỗi Anophen đẻ trứng nơi có nước đọng hay nước chảy chậm, hai bên bờ có cỏ, rong rêu, trứng của chúng rời rạc, bọ gậy không có ống xi phông nằm song song với mặt nước.

Khi hiểu rõ đặc điểm của vật chủ trung gian truyền bệnh, chúng tôi xin đề cập đến cộng đồng một số khuyến cao phòng bệnh như sau:

-          Dọn dẹp sạch sẽ các lá ướt hay gỗ chết từ khu vực sân của bạn

-          Các khu cỏ dại nên giữ độ cao vừa , không nên để chúng mọc tùm lum tạo điều kiện cho muỗi sinh trưởng.

-         Không nên để nước trong các chum vại không đậy nắp tốt nhất nên giữ khô ráo

-          Hạn chế tối đa các điều khiến tạo các vũng nước đọng

-         Nếu nhà gần ao hãy đóng các cửa sổ khi trời tối, nuôi các sinh vật để ăn các loại bọ gậy ấu trùng của muỗi

-         Giữ khô ráo các khu vưc dễ ẩm thẩm như nhà tắm, khu vực bếp để tránh tạo điều kiện cho muỗi sinh sản

-          Giữ nhà cửa luôn sạch sẽ, phát quang bụi rậm, dọn dẹp cống rãnh để tạo môi trường không khí tốt.

-         Ngoài ra còn dùng Hóa chất diệt, như tẩm màn bằng hóa chất , hay phun tồn lưu  bằng hóa chất do Bộ Y Tế quy định./.

                                Kỹ sư côn trùng-Nguyễn Hữu An

           Khoa ký sinh trùng côn trùng- TTKSBT Thanh Hóa

Truy cập

Hôm nay:
135
Hôm qua:
254
Tuần này:
1893
Tháng này:
8923
Tất cả:
599990