Cách ly trường hợp F0, F1 tại nhà: Những khuyến cáo của ngành y tế
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn lưu ý khi đủ điều kiện cách ly tại nhà, người dân nên mở cửa sổ để tạo không khí thông thoáng, hạn chế sử dụng điều hòa.
Thí điểm cách ly F1 tại nhà ở xã Lai Hưng, huyện Bàu Bàng (Bình Dương). (Ảnh: TTXVN phát)
Theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, hướng dẫn và điều trị các trường hợp F0 không triệu chứng, F1 tại nhà hiện đang được áp dụng rộng rãi, giúp mọi người tuân thủ và theo dõi sức khỏe là hết sức cần thiết.
Người dân được xác định là người mắc COVID-19 hoặc là người tiếp xúc gần với F0 đều phải có trách nhiệm bảo vệ sức khỏe bản thân, người thân trong gia đình và cộng đồng.
Để làm được những việc trên, đầu tiên, người dân cần chuẩn bị một khu vực cách ly trong nhà với điều kiện có phòng riêng hoặc có khu vực riêng biệt, khu vực này phải có nhà vệ sinh riêng.
Sau đó, người thực hiện cách ly tại nhà phải có số điện thoại của các cơ sở y tế, nhân viên y tế được phân công theo dõi cùng số điện thoại của bác sĩ tư vấn.
Bên cạnh đó, người thực hiện cách ly cần chuẩn bị một số vật dụng tối thiểu, cần thiết như dung dịch khử khuẩn tay, khử khuẩn các bề mặt, nước xúc họng, nước muối sinh lý, khẩu trang y tế, cặp nhiệt độ, cồn sát trùng và 1 số loại thuốc thiết yếu như hạ sốt, sản phẩm nâng cao sức khỏe như vitamin C...
Cũng cần chuẩn bị thêm 1 chiếc bàn hoặc ghế ở trước cửa phòng (khu vực cách ly) để nhận nhu yếu phẩm từ gia đình hoặc nhân viên y tế. Đặc biệt, phải có 1 thùng rác cá nhân có nắp và túi rác đi kèm, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn khuyến cáo.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Bộ Y tế cũng lưu ý người dân nên mở cửa sổ để tạo không khí thông thoáng, hạn chế sử dụng điều hòa. Đồng thời, cần phải thực hiện đeo khẩu trang thường xuyên trừ khi ăn uống và vệ sinh cá nhân. Phải thay khẩu trang 2 lần/ngày và khử khuẩn bằng cồn hoặc thuốc sát trùng trước khi loại bỏ khẩu trang.
Ngoài ra, người thực hiện cách ly cần phải đo thân thiệt tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cảm thấy có dấu hiệu ớn lạnh, sốt, ghi chép thân nhiệt và báo cáo cho nhân viên y tế hằng ngày.
Cùng với đó, người cách ly cần phải thường xuyên khử khuẩn tay, các bề mặt và vật dụng tiếp xúc (mặt bàn, tay nắm cửa, bệ rửa mặt, bồn cầu…) sau khi sử dụng hoặc sau khi tiếp xúc.
Về việc nâng cao sức đề kháng, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn khuyến cáo mọi người nên ăn, uống đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước, bổ sung vitamin và khoáng chất thường xuyên, cùng với đó là duy trì tập thể dục tại chỗ, tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày.
Khi người thực hiện cách ly có một trong các triệu chứng như sốt (trên 37,5 độ), ho, đau họng, tiêu chảy hoặc cảm thấy hơi thở ngắn lại, khó thở (khi không thể hít sâu và nín thở đủ 10 giây) thì cần báo ngay cho nhân viên y tế để có sự hỗ trợ kịp thời.
Người cách ly tại nhà cần yêu cầu nhân viên y tế đến lấy mẫu xét nghiệm sau 7 ngày cách ly, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn chia sẻ./.
TTXVN/VietNam+
- HỘI NGHỊ CẢI THIỆN, NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH (DDCI) CỦA NGÀNH Y TẾ NĂM 202
- TẬP HUẤN CẬP NHẬT KIẾN THỨC CHO CÔ ĐỠ THÔN BẢN
- TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT THANH HÓA THIỆN NGUYỆN ỦNG HỘ ĐỒNG BÀO VÙNG LŨ MƯỜNG LÁT
- Bệnh viện Bạch Mai và UBND tỉnhThanh Hóa tổ chức lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác hỗ trợ về y tế giai đoạn 2024-2030
- Những cách phòng bệnh sởi cần biết
- Lãnh đạo Sở Y tế Thanh Hóa thăm và làm việc với Đồn Biên phòng Đa Lộc huyện Hậu Lộc
- Hội nghị giao ban công tác y tế dự phòng 9 tháng năm 2024
- Trường đại học Y Hà Nội hỗ trợ trang thiết bị y tế và tặng quà bà con chịu ảnh hưởng lũ lụt tại xã Thành Trực huyện Thạch Thành
- Tập huấn hướng dẫn lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu bệnh phẩm và giám sát, phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm
- Sở y tế và Trung tâm kiểm soát bệnh tật kiểm tra chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh do ngập lụt tại huyện Thạch Thành