date
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KIẾM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH THANH HÓA

Tiêm chủng

Đăng lúc: 16:01:48 03/12/2020 (GMT+7)

Đảm bảo an toàn tiêm chủng trong tình hình mới

 Đảm bảo an toàn tiêm chủng trong tình hình mới

BSCK1 Lê Hồng Sơn

TK PC BTN Trung tâm KSBT Thanh Hóa

 

Từ cuối năm 2019, sự lưu hành toàn cầu của virus SARS-CoV2 gây nên đại dịch cho toàn thế giới, hiện đã có hơn 5,8 triệu người mắc với hơn 300 nghìn ca tử vong tại khắp các quốc gia, châu lục. Tại Việt Nam, bệnh đang được kiểm soát tốt, nhưng nguy cơ xâm nhập còn rất cao và người dân vẫn cần phải giữ vững tâm thế cảnh giác. Các hoạt động tiêm chủng sau một thời gian gián đoạn do thực hiện cách ly xã hội theo chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch Covid-19và nhu cầu tiêm chủng cũng giảm do yêu cầu hạn chế tiếp xúc gần trong cộng đồng. Sự gián đoạn công tác tiêm chủng, ngay cả trong thời gian ngắn, có thể làm gia tăng số người dễ mắc bệnh và tăng khả năng mắc các bệnh gây dịch có thể phòng ngừa bằng vắcxin như sởi. Các đợt bùng phát dịch của các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắcxin sẽ dẫn đến tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ mắc khác, từ đó gia tăng gánh nặng lên hệ thống y tế, vốn đã chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19.

Do đó việc bảo vệ các thành quả trong chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) và chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em nếu không được tiêm chủng đầy đủ sẽ có nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đồng thời đảm bảo công tác an toàn tiêm chủng trong tình hình mới là hoạt động bức thiết của ngành y tế hiện nay.

Căn cứ mức độ dịch do Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 phân loại, Thanh Hóa là tỉnh thuộc nhóm có nguy cơ thấp, đã tiếp tục triển khai tiêm chủng thường xuyên, giảm thiểu nhất thời gian gián đoạn tiêm chủng và đảm bảo đúng qui định về phòng chống dịch. Những trẻ bị hoãn tiêm chủng trong 15 ngày đầu tháng 4 đã dần được tiêm chủng bổ sung để đảm bảo cháu được tiêm chủng đầy đủ theo lứa tuổi để phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Tại các điểm tiêm chủng thường xuyên tại Trạm Y tế, Thanh Hóa thực hiện tiêu chí: “Tiêm chủng an toàn, giãn cách chống dịch”. Tổ chức buổi tiêm chủng đảm bảo an toàn theo các quy định hiện hành của Bộ Y tế và hướng dẫn của Dự án TCMR, đồng thời lưu ý các hướng dẫn cụ thể sau đây:

- Lập kế hoạch buổi tiêm chủng: Lập danh sách đối tượng đến tiêm chủng theo khung giờ đảm bảo không quá 20 người/điểm tiêm chủng trong cùng thời điểm và không quá 50 đối tượng/điểm tiêm chủng/buổi tiêm chủng.

- Sàng lọc đối tượng trước buổi tiêm chủng: Đối với những trẻ đang ốm, sốt hoặc có biểu hiện viêm long đường hô hấp thì chủ động tư vấn không đưa trẻ đi tiêm chủng; Người đưa trẻ đi tiêm chủng phải không có các dấu hiệu ho, sốt … nghi ngờ nhiễm SARS-COV 2 hay có tiền sử tiếp xúc gần với ca bệnh COVID-19  trong vòng 14 ngày.

- Bố trí điểm tiêm chủng: Bố trí vị trí chờ tiêm chủng thông thoáng, đủ ghế ngồi chờ và đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2m giữa các đối tượng; Bố trí điểm tiêm chủng theo quy tắc 1 chiều, đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2m giữa các bàn/vị trí tiêm chủng; Bố trí thêm diện tích, phòng theo dõi trẻ sau tiêm chủng 30 phút để đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2m giữa các đối tượng; Lưu ý không sử dụng điều hòa trong buổi tiêm chủng.

- Tổ chức số buổi tiêm chủng thường xuyên trong tháng: Có thể tăng số buổi tiêm chủng thường xuyên, triển khai thêm điểm tiêm chủng ngoài trạm tại các thôn bản để giãn cách đối tượng, đồng thời lưu ý tổ chức tiêm bù vắc xin sớm nhất cho các đối tượng chưa được tiêm chủng đầy đủ trước đó.

- Cung ứng vắc xin, vật tư tiêm chủng: Cung ứng đầy đủ vắc xin và vật tư tiêm chủng cho các điểm tiêm chủng, tránh để tình trạng cha mẹ trẻ phải đi lại nhiều lần do thiếu vắc xin.

Thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm vi rút SARS-COV-2.Bảo đảm an toàn cho cán bộ y tế, đối tượng tiêm chủng và cha mẹ, người chăm sóc trẻ.

- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ điểm tiêm chủng, khử khuẩn trước và sau buổi tiêm chủng bằng hình thức lau với dung dịch sát khuẩn hoặc Cloramin theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Điều phối, tăng số buổi tiêm phù hợp sao cho không quá số lượng đối tượng trong mỗi buổi tiêm chủng theo quy định.

- Cán bộ y tế và người đến tiêm chủng phải thực hiện các biện pháp bảo hộ cá nhân như đeo khẩu trang, rửa tay hoặc sát khuẩn tay thường xuyên, tiến hành kiểm tra thân nhiệt theo quy định tại điểm tiêm chủng.

- Trong trường hợp phát hiện người đi tiêm chủng là trường hợp nghi nhiễm SARS-COVID-2 hoặc tiếp xúc gần với trường hợp COVD-19 trong vòng 14 ngày cần dừng ngay buổi tiêm chủng và thực hiện quản lý các trường hợp này theo quy định.

Công tác truyền thông

Tổ chức tuyên truyền cho cộng đồng về lợi ích của tiêm chủng, sự cần thiết phải đi tiêm chủng đầy đủ trong giai đoạn dịch bệnh và hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm vi rút SARS-COV-2 khi đi tiêm chủng

Công tác quản lý đối tượng tiêm chủng

Tăng cường quản lý đối tượng, nhập đầy đủ dữ liệu tất cả các đối tượng tiêm chủng thuộc địa bàn quản lý (bao gồm trẻ đi tiêm chủng và không tiêm chủng), thông tin các lần tiêm/uống vắc xin tại các cơ sở y tế trên Hệ thống Quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia để chủ động rà soát các trường hợp sót mũi, chưa tiêm chủng và tiêm vét cho các trường hợp này.

Các địa phương tổ chức buổi tiêm chủng đảm bảo an toàn theo các quy định hiện hành của Bộ Y tế và hướng dẫn của Dự án TCMR, đồng thời lưu ý các hướng dẫn cụ thể về phòng chống dịch Covid-19.

Truy cập

Hôm nay:
246
Hôm qua:
486
Tuần này:
3215
Tháng này:
9431
Tất cả:
501453