Tăng cường các biện pháp phòng chống bệnh sởi
Từ đầu năm 2024 đến nay, tình hình dịch sởi trên thế giới cũng như tại Việt Nam có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Số ca mắc không ngừng tăng lên tại nhiều địa phương trong cả nước. Tại tỉnh ta, tính đến hết tuần 47 số liệu báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm đã ghi nhận 657 trường hợp mắc/nghi ngờ mắc sởi tại 27/27 huyện, thị xã, thành phố.
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây ra, là nguyên nhân quan trọng gây tử vong ở trẻ em trên toàn cầu mặc dù đã có vắc xin phòng bệnh an toàn và hiệu quả. Bệnh rất dễ lây và có khả năng gây dịch lớn. Người mắc bệnh chủ yếu là trẻ em chưa tiêm chủng, hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ vắc xin phòng bệnh sởi.
Bệnh lây qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp hoặc qua các đồ vật mới bị nhiễm các dịch tiết từ đường hô hấp của người mắc bệnh. Bệnh có biểu hiện đặc trưng là sốt, viêm long đường hô hấp, viêm kết mạc và phát ban; có thể dẫn đến nhiều biến chứng như viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, viêm loét giác mạc, tiêu chảy....
Người chưa tiêm vắc xin phòng bệnh sởi hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ có nguy cơ cao mắc bệnh.
Để chủ động phòng chống bệnh sởi ngành Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp sau:
1. Hãy đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng bệnh sởi ngay khi trẻ đủ 9 tháng tuổi và tiêm nhắc lại mũi 2 vắc xin phối hợp sởi – rubella khi trẻ đủ 18 đến dưới 24 tháng tuổi trong Tiêm chủng mở rộng và trong chiến dịch tiêm chủng do địa phương tổ chức.
2. Kiểm tra tình trạng tiêm chủng của trẻ, nếu trẻ chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng bệnh sởi, hãy thông báo cho Nhà trường, Trạm Y tế, Tổ dân phố để được bố trí tiêm vắc xin phòng bệnh Sởi.
3. Thường xuyên vệ sinh các nhân, vệ sinh mũi, họng, mắt hàng ngày cho trẻ. Với người lớn trước khi tiếp xúc với trẻ cần vệ sinh bàn tay, thay quần áo... .
4. Nơi ở phải được thông thoáng, lưu thông không khí như: mở cửa sổ thường xuyên, có ánh nắng mặt trời chiếu vào, bật quạt để thông thoáng khí...
5. Khi phát hiện trường hợp có triệu chứng như sốt, phát ban, chảy nước mũi,... gia đình phải thông báo ngay đến Trạm y tế xã, phường, thị trấn; các cơ sở y tế để được tư vấn, xử trí, điều trị, cách ly kịp thời.
6. Ăn uống đầy đủ chất, dinh dưỡng hợp lý.
Khoa TTGDSK -CDC Thanh Hóa
- 2150. Thư mời báo giá hóa chất xét nghiệm Elisa chẩn đoán sởi
- Mời báo giá găng tay phục vụ hoạt động các hoạt động, dự án, chương trình mục tiêu Y tế-Dân số năm 2024 tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa
- Mời báo giá dịch vụ Quan trắc môi trường lao động
- Mời báo giá sơn tường
- Mời báo giá hóa chất sử dụng trong hoạt động xét nghiệm khẳng định HIV năm 2024-2025 2972
- Tăng cường các biện pháp phòng chống bệnh sởi
- Thư mời báo giá cung cấp dịch vụ hội trường và thiết bị phụ vụ tổ chức sự kiện truyền thông 1982
- Mời báo giá làm poster Ap phich quảng bá hoạt động tại các cơ sở điều trị PrEP trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024
- 1938 Mời báo giá dịch vụ in ấn
- Mời báo giá hóa chất xét nghiệm phục vụ hoạt động tập huấn nâng cao năng lực sàng lọc xét nghiệm 03 bệnh lây truyền mẹ con (HIV, viêm gan B, giang mai) cho các trạm y tế