date
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KIẾM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH THANH HÓA

Lợi ích của tiêm phòng Vaccine COVID-19

Đăng lúc: 16:30:03 29/03/2021 (GMT+7)

Tiêm phòng Vaccine COVID-19 sẽ là một biện pháp quan trọng giúp ngăn chặn đại dịch. Vaccine sẽ hoạt động và giúp cho hệ thống miễn dịch sẵn sàng chống lại vi rút nếu bị phơi nhiễm. Việc kết hợp tiêm phòng và làm theo các khuyến nghị của nhân viên y tế để bảo vệ bản thân và những người khác sẽ mang lại sự bảo vệ tốt nhất khỏi COVID-19.

 Bước sang năm thứ hai đương đầu với đại dịch, chúng ta đã rút ra được nhiều kinh nghiệm. Chúng ta biết các biện pháp hiệu quả nhằm làm chậm hoặc ngăn chặn sự lây lan của vi rút. Đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, và giữ khoảng cách khi tiếp xúc để ngăn chặn sự lây truyền, và cứu sống sinh mạng. Chúng ta cũng biết các biện pháp xã hội có chủ đích như lệnh phong tỏa hay ở nhà là những biện pháp hiệu quả trong việc ngăn chặn sự lây truyền, đặc biệt là khi có sự ủng hộ của cộng đồng. Mặc dù, các giải pháp này có nhiều tác động lớn về kinh tế và xã hội. Nhưng những biện pháp này vẫn chưa đủ để ngăn chặn đại dịch COVID-19.

Tiêm phòng Vaccine COVID-19 sẽ là một biện pháp quan trọng giúp ngăn chặn đại dịch. Vaccine sẽ hoạt động và giúp cho hệ thống miễn dịch sẵn sàng chống lại vi rút nếu bị phơi nhiễm. Việc kết hợp tiêm phòng và làm theo các khuyến nghị của nhân viên y tế để bảo vệ bản thân và những người khác sẽ mang lại sự bảo vệ tốt nhất khỏi COVID-19.

download.jpg

Vaccine COVID-19 sẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm COVID-19. Tuy nhiên có thể bị một số tác dụng phụ, đó là những dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể  đang xây dựng lớp bảo vệ. Những tác dụng phụ này có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động hàng ngày của bạn, nhưng chúng sẽ biến mất sau vài ngày. Các thử nghiệm lâm sàng của tất cả các loại vắc xin trước tiên phải cho thấy chúng an toàn và hiệu quả trước khi được phép hoặc chấp thuận sử dụng. Những lợi ích đã biết và tiềm năng của vắc-xin COVID-19 phải lớn hơn những rủi ro đã biết và tiềm ẩn của vắc-xin khi sử dụng. Tiêm phòng COVID-19 sẽ giúp bảo vệ cơ thể bằng cách tạo ra phản ứng kháng thể (hệ thống miễn dịch). Cả miễn dịch tự nhiên và miễn dịch được tạo ra bởi vắc-xin đều là những phần quan trọng trong dự phòng lây nhiễm virus của bệnh COVID-19 mà các chuyên gia đang cố gắng tìm hiểu thêm.

5 loại vaccine đã hoàn thành phase 3 nghiên cứu và đang sử dụng rộng rãi đã chứng minh hiệu quả tuyệt vời, giúp tạo ra miễn dịch cá nhân tốt, bền vững do đó vấn đề miễn dịch cộng đồng chỉ còn là thời gian và tốc độ tiêm. Đây chính là lý do Phó thủ tướng Vũ Đức Đam coi vaccine là biện pháp "căn cơ lâu dài". Đồng thời cũng chính là lý do mà các quốc gia cạnh tranh nhau để mua vaccine về tiêm cho người dân, tới mức WHO phải lập ra liên minh Covax để phân phối, đảm bảo nước có nguồn lực hạn chế có thể vẫn nhận được vaccine. Vaccine trở thành trọng tâm, trụ cột để chủ động tạo ra miễn dịch cộng đồng, giúp các nước an toàn trước Covid-19. Nhưng nếu chỉ dựa duy nhất vào vaccine, thì tình trạng lây nhiễm khi chưa phủ đủ diện vaccine vẫn diễn ra, đột biến sẽ lại tiếp tục, lây truyền chủng mới sẽ lại nhanh lên, và con người lại phải chạy đua để tạo ra vaccine với chủng mới (với kỹ thuật mRNA thì lợi thế vẫn nghiêng về con người).

Việt Nam đã rất cố gắng để sớm có vaccine ngừa Covid-19, nhưng không có đầy đủ ngay một lúc nên phải phân theo các nhóm đối tượng ưu tiên. Tuy nhiên, về lâu dài tiến tới vaccine ngừa Covid-19 sẽ được hoàn thiện và đáp ứng đầy đủ.

Việt Nam đang tuân theo các thông báo Tổ chức Y tế thế giới hoặc các cơ quan y tế quốc tế có thẩm quyền trong việc đánh giá hiệu quả, độ an toàn, liều lượng tiêm vaccine. Trong kế hoạch tổng thể mà Bộ Y tế đã ban hành, bên cạnh những lợi ích, tác dụng của vaccine, các cơ quan chức năng lên kế hoạch tuyên truyền về những tác dụng, phản ứng không mong muốn có thể xảy ra để người dân biết và đồng hành với ngành y tế. Với dự kiến sẽ tiêm chủng cho hàng triệu người trong một thời gian ngắn, Bộ Y tế cho rằng việc ứng phó, xử lý những tai biến có thể xảy ra sau tiêm chủng hoàn toàn trong khả năng của ngành y tế, vì Việt Nam đã có rất nhiều kinh nghiệm trong quá trình triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng hàng chục năm qua.

Vaccine là hình thức tạo ra miễn dịch, nếu tiêm với số lượng đủ lớn, số lượng người có miễn dịch với virus đủ nhiều (miễn dịch cộng đồng), thì khi có ca bệnh thật sự xâm nhập, những người đã tiêm vaccine hầu như không bị bệnh, những người bị bệnh khỏi nhanh nên làm giảm khả năng lây bệnh của virus, nhưng quan trọng hơn là do số người đã được tiêm vaccine trong cộng đồng lớn nên "khoảng cách" giữa người chưa tiêm vaccine và nguồn lây được giãn rộng ra làm cho khả năng lây lan của virus xuống rất thấp. Một số người không may mắn bị bệnh và bị nặng sẽ rất ít, và được chăm sóc y tế tốt hơn, khối điều trị không bị quá tải. Lúc này Việt Nam có thể mở cửa, người đến Việt Nam không phải cách ly, mọi người không phải cài Bluezone nữa và Việt Nam có thể bước qua dịch bệnh! 

                                                            Thạc sỹ, Bác sỹ: Hoàng Bình Yên
                                                             Phó Giám đốc CDC Thanh Hóa

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Truy cập

Hôm nay:
320
Hôm qua:
254
Tuần này:
2078
Tháng này:
9108
Tất cả:
600175