date
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KIẾM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH THANH HÓA

THANH HÓA TRIỂN KHAI THÁNG CAO ĐIỂM DỰ PHÒNG LÂY TRUYỀN HIV TỪ MẸ SANG CON NĂM 2021

Đăng lúc: 17:32:00 01/06/2021 (GMT+7)

Hưởng ứng Tháng cao điểm chiến dịch DPLTMC năm 2021 (từ ngày 1-6 đến ngày 30-6-2021) với chủ đề “Hướng tới loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2030”, Thanh Hóa sẽ triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm thúc đẩy sự tham gia của cả hệ thống chính trị và của toàn dân nhằm thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ trẻ nhiễm HIV từ mẹ xuống dưới 2% đã được đề ra trong chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030; nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là PNMT, vợ của những người nhiễm HIV trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có hành vi nguy cơ cao về lợi ích của xét nghiệm HIV sớm và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con sớm; giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với PNMT nhiễm HIV và trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV, tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội trong DPLTMC; tăng cường cung cấp các DPLTMC như xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV cho PNMT, cung cấp thuốc ARV cho phụ nữ nhiễm HIV bao gồm phụ nữ nhiễm HIV mang thai, đẩy mạnh các can thiệp và chất lượng các dịch vụ DPLTMC; theo dõi tải lượng HIV của phụ nữ nhiễm HIV có nhu cầu sinh con và PNMT nhiễm HIV đạt dưới ngưỡng ức chế hoặc dưới ngưỡng phát hiện để bảo đảm giảm tối đa tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Ngày 07/5/2021, Bộ Y tế có Công văn số 3795/BYT-AIDS hướng dẫn triển khai tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2021. Theo đó,  Bộ Y tế ban hành Kế hoạch triển khai Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2021 từ ngày 01/6 đến ngày 30/6/2021 với chủ đề “Hướng tới loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2030”.
Trong đó, chú trọng tuyên truyền về: Lợi ích của xét nghiệm sớm HIV cho phụ nữ mang thai; thời điểm phụ nữ nhiễm HIV có thể mang thai an toàn giảm nguy cơ lây nhiễm HIV cho con; lợi ích của dự phòng sớm lây nhiễm HIV;  điều trị ARV sớm để dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; quảng bá các dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (DPLTMC) tại địa phương... 

Tại Thanh Hóa, Chương trình điều trị DPLTMC được triển khai trên địa bàn tỉnh từ năm 2013, tại các phòng khám ngoại trú tuyến huyện và Bệnh viện Phụ sản, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh triển khai khám, cấp thuốc điều trị thuốc kháng vi-rút ARV. Tại các điểm cung cấp dịch vụ này, phụ nữ mang thai (PNMT) được tư vấn và xét nghiệm HIV; có 9 địa phương là TP Thanh Hóa, các huyện Quan Hóa, Mường Lát, Thọ Xuân, Ngọc Lặc, Bá Thước, Tĩnh Gia, Quảng Xương và thị xã Bỉm Sơn, được dự án Quỹ toàn cầu hỗ trợ cung cấp sinh phẩm xét nghiệm DPLTMC cho 100% PNMT. Tham gia dự án, cán bộ trạm y tế xã, nữ hộ sinh các xã, phường dự án đều được tập huấn về kỹ năng tư vấn, xét nghiệm HIV. Theo đó, các cán bộ, nhân viên tại trạm y tế tuyến xã sẽ tư vấn và xét nghiệm HIV cho các bà mẹ đang mang thai và chuẩn bị sinh ngay tại cơ sở. Bên cạnh việc xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV cho PNMT, đối với các phụ nữ nhiễm HIV đang mang thai hoặc sinh con đều được tư vấn và cung cấp thuốc kháng virut HIV (ARV) để điều trị.
Hưởng ứng Tháng cao điểm chiến dịch DPLTMC năm 2021 (từ ngày 1-6 đến ngày 30-6-2021) với chủ đề “Hướng tới loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2030”, Thanh Hóa sẽ triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm thúc đẩy sự tham gia của cả hệ thống chính trị và của toàn dân nhằm thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ trẻ nhiễm HIV từ mẹ xuống dưới 2% đã được đề ra trong chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030; nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là PNMT, vợ của những người nhiễm HIV trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có hành vi nguy cơ cao về lợi ích của xét nghiệm HIV sớm và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con sớm; giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với PNMT nhiễm HIV và trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV, tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội trong DPLTMC; tăng cường cung cấp các DPLTMC như xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV cho PNMT, cung cấp thuốc ARV cho phụ nữ nhiễm HIV bao gồm phụ nữ nhiễm HIV mang thai, đẩy mạnh các can thiệp và chất lượng các dịch vụ DPLTMC; theo dõi tải lượng HIV của phụ nữ nhiễm HIV có nhu cầu sinh con và PNMT nhiễm HIV đạt dưới ngưỡng ức chế hoặc dưới ngưỡng phát hiện để bảo đảm giảm tối đa tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Các hoạt động chủ yếu trong tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con bao gồm:

* Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm các cấp ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc tăng cường triển khai các hoạt động trong Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2021 phù hợp với điều kiện và chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị, địa phương và tình hình dịch COVID-19.

*Tổ chức các hoạt động truyền thông, vận động trong Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con như: Lễ phát động Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang conTổ chức các hoạt động truyền thông, vận động hưởng ứng Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Trong đó, chú trọng tuyên truyền về: Lợi ích của xét nghiệm sớm HIV cho phụ nữ mang thai; thời điểm phụ nữ nhiễm HIV có thể mang thai an toàn giảm nguy cơ lây nhiễm HIV cho con; lợi ích của dự phòng sớm lây nhiễm HIV;  điều trị ARV sớm để dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; quảng bá các dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (DPLTMC) tại địa phương... 

Triển khai thực hiện các hoạt động khác về Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Giới thiệu, quảng bá rộng rãi về lợi ích của việc tiếp cận sớm các dịch vụ xét nghiệm HIV; dự phòng, chăm sóc, điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và giới thiệu chi tiết các cơ sở cung cấp dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con sẵn có tại địa phương, đơn vị, bao gồm cả các dịch vụ chuyển tiếp, chuyển tuyến phụ nữ mang thai nhiễm HIV và con của họ để họ dễ dàng tiếp cận và sử dụng…

Để thực hiện tốt công tác DPLTMC, ngoài sự nỗ lực của ngành Y tế, rất cần sự chung tay vào cuộc của các tổ chức chính trị – xã hội – đoàn thể trong công tác tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm; vận động PNMT nhiễm HIV nên đến các cơ sở y tế điều trị sớm; tuyên truyền trong lứa tuổi thanh niên thực hiện lối sống lành mạnh, an toàn, tránh xa các tệ nạn xã hội... góp phần hướng tới loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con ra khỏi cộng đồng vào năm 2030.

Ths Nguyễn Đăng Tùng, Trưởng khoa PC HIV/AIDS -Trung tâm KSBT
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Truy cập

Hôm nay:
29
Hôm qua:
567
Tuần này:
2247
Tháng này:
8463
Tất cả:
500485