date
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KIẾM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH THANH HÓA

Giám sát điều tra ổ bọ gậy nguồn tại các xã trọng điểm phòng chống sốt xuất huyết

Đăng lúc: 16:30:29 29/03/2021 (GMT+7)

 Giai đoạn 2016 - 2020, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết có nhiều diễn biến bất thường, số ca mắc tăng cao so với trung bình giai đoạn năm 2010 – 2015. Mùa hè đến sớm, xen kẽ ngày nắng, ngày mưa là điều kiện thuận lợi cho véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển mạnh. Bên cạnh đó, quá trình đô thị hóa, di biến động dân cư, nhiều công trình xây dựng, công ty, nhà máy và khu tập thể cũ phát sinh các ổ bọ gậy khó xử lý; cũng như sự phối hợp của người dân trong công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết chưa cao, thể hiện ở tập quán tích trữ nước của người dân trong sinh hoạt thường ngày làm phát sinh nhiều nguồn chứa bọ gậy khác nhau như hố ga, dụng cụ đựng nước phế thải, lốp xe, chậu, lọ hoa...

Với đặc điểm khí hậu nóng ẩm, Thanh Hóa có sự phân bố của cả 2véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết là muỗi Aedes aegypti   muỗi Aedes albopictus. Trong đó loài Aedes albopictus phân bố chủ yếu ở các huyện miền núi, với các huyện đồng bằng và đồng bằng ven biển có cả 2 loài Aedes aegypti Aedes albopictus phân bố.Tại một số các xã nguy cơ cao, ổ dịch cũ như xã Hải Thanh, Hải Bình – thị xã Nghi Sơn, xã Hoằng Thanh, Hoằng Phụ - huyện Hoằng Hóa, xã Thành Tâm, thị trấn Kim Tân – huyện Thạch Thành,  …. hoạt động giám sát véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết định kỳ, tính toán các chỉ số dự báo dịch liên quan đến muỗi và bọ gậy Aedes, nhằm đánh giá nguy cơ xảy ra dịch tại các địa phương này, kịp thời tham mưu chính quyền tổ chức chiến dịch vệ sinh môi trường, loại trừ bọ gậy, phun hóa chất phòng chống dịch chủ động khi chỉ số dự báo dịch vượt ngưỡng cảnh báo.

IMG-3457.JPG
  Điều tra véc tơ lại các xã nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết

Đối với hoạt động giám sát ổ bọ gậy nguồn của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết, được thực hiện với phương pháp căn cứ vào kết quả đếm toàn bộ số lượng bọ gậy muỗi Aedes trong các chủng loại dụng cụ chứa nước khác nhau để xác định nguồn phát sinh chủ yếu và độ tập trung của bọ gậy muỗi của từng địa phương theo các mùa trong năm hoặc theo từng giai đoạn để điều chỉnh, bổ sung các biện pháp tuyên truyền, giáo dục sức khỏe và phòng chống trung gian truyền bệnh thích hợp. Việc xác định ổ bọ gậy nguồn của muỗi truyền bệnh được tiến hành theo đơn vị tỉnh, phải tổ chức điều tra tại những xã, phường trọng điểm mỗi năm 2 lần; mỗi lần điều tra 100 nhà dân phân bổ đều trong các xã, phường trọng điểm; lần 1 được thực hiện vào quý một và quý hai, lần 2 được thực hiện vào quý ba và quý bốn.

Để giám sát, theo dõi sự hiện diện của bọ gậy muỗi Aedes aegyptiAedes albopictus truyền bệnh sốt xuất huyết tại địa phương, ngành y tế khuyến cáo sử dụng 4 loại chỉ số cần thiết gồm: chỉ số nhà có bọ gậy muỗi, chỉ số dụng cụ chứa nước có bọ gậy muỗi, chỉ số BI (Breteau index) và chỉ số mật độ bọ gậy muỗi; trong đó quan trọng nhất là chỉ số BI giúp xác định mối nguy cơ dịch bệnh bùng phát. Các chỉ số này được tính riêng cho từng loài muỗi Aedes truyền bệnh

Chỉ số nhà có bọ gậy muỗi: là tỷ lệ phần trăm (%) nhà có bọ gậy muỗi Aedes. Chỉ số này được tính theo công thức: [số nhà có bọ gậy muỗi Aedes / số nhà điều tra x 100].

Chỉ số dụng cụ chứa nước có bọ gậy muỗi: là tỷ lệ phần trăm (%) dụng cụ chứa nước có bọ gậy muỗi Aedes. Chỉ số này được tính theo công thức: [số dụng cụ chứa nước có bọ gậy muỗi Aedes / số dụng cụ chứa nước điều tra x 100].

Chỉ số BI (Breteau index): là số dụng cụ chứa nước có bọ gậy muỗi Aedes trong 100 nhà điều tra. Trên thực tế phải điều tra tối thiểu đủ 30 nhà nên chỉ số BI được tính theo công thức: [số dụng cụ chứa nước có bọ gậy muỗi Aedes / số nhà điều tra x 100].

Chỉ số mật độ bọ gậy muỗi: là số lượng bọ gậy muỗi Aedes trung bình trong 1 nhà điều tra. Chỉ số này chỉ sử dụng khi điều tra ổ bọ gậy nguồn của muỗi truyền bệnh và được tính theo công thức: [số bọ gậy muỗi Aedes thu thập được / số nhà điều tra].

Trong quá trình điều tra các chỉ số giám sát bọ gậy muỗi Aedestruyền bệnh sốt xuất huyết, chỉ số BI (Breteau index) có vai trò quan trọng để xác định tình hình. Nếu điều tra ghi nhận chỉ số BI từ 30 trở lên có nghĩa là tại cơ sở giám sát đang có yếu tố nguy cơ cao với khả năng dịch bệnh sốt xuất huyết có thể bùng phát; riêng tại khu vực miền Bắc thì chỉ số BI này quy định là từ 20 trở lên. Thực tế tại cộng đồng, hoạt động điều tra các chỉ số của muỗi trưởng thành kết hợp với điều tra bọ gậy đánh giá nguy cơ, mức độ, phạm vi xảy ra dịch bệnh, nhằm đề xuấtcác biện pháp can thiệp kịp thời, phù hợp nhằm chủ khống chế dịch bệnh bùng phát tại địa phương.   
                                                                                 
BS. Đỗ Ngọc Nhung
                                                               Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm


 

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Truy cập

Hôm nay:
169
Hôm qua:
1363
Tuần này:
1532
Tháng này:
7748
Tất cả:
499770